Trước khi quyết định mua màn hình máy tính cho bộ case máy tính của bạn dùng để học tập, làm việc hay giải trí, phần lớn mọi người đều quan tâm đến việc những thông số màn hình ( kích thước, độ phân giải, thời gian phản hồi,….) có phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình hay không?
Vậy để nắm được những thông số đó. Bài viết này sẽ hướng dẫn người dùng cách xem thông số màn hình máy tính chi tiết nhất:
Xem thêm:
Top 3 dòng màn hình máy tính 27 inch cũ đỉnh cao “làm mưa làm gió” 2018 và ứng dụng thực tế nhất định phải biết
Cách test màn hình lcd khi mua?
Cách xem thông số màn hình máy tính
Để xem thông số màn hình máy tính thì bạn kiểm tra thông số ở mặt sau của màn hình sẽ cho bạn biết các thông số như sau:
Ví dụ: Dòng màn hình LG 24MP57HQ – W
Hãng sản xuất màn hình: LG
Kích thước màn hình: 24 inch
Công nghệ màn hình: IPS – LED
Năm sản xuất: Tháng 3 – 2015
Cổng xuất hình ảnh: 1 cổng HDMI và 1 cổng D-sub
Yếu tố thông số màn hình quan trọng khi lựa chọn màn hình
Kích thước và độ phân giải
Kích thước màn hình desktop được nhiều người dùng lựa chọn là dòng màn từ 24 inhc (1920 x 1200 px) đến 27 inch ( 2560 x 1440 px). Bởi dòng màn hình này hỗ trợ độ phân giải ít nhất từ 1920 x 1080 pixel trở lên sẽ mang lại trải nghiệm những bộ phim độ nét cao (Full-HD, 1080p). Ở độ phân giải 1920 x 1080 có tỉ lệ màn hình 16:9, đồng tỉ lệ và số điểm ảnh với một chiếc HDTV.
Với độ phân giải 1920 x 1200 pixel, bạn không cần đến màn hình lớn hơn 24-inch. Khung màn hình 27-inch 1920 x 1080 có cùng số điểm ảnh (pixel) với màn hình 24-inch 1920 x 1080. Hơn nữa, màn hình 27-inch mang kích cỡ lớn hơn, sẽ có giá đắt hơn.
Công nghệ màn hình hình
Phổ biến nhất hiện nay là ba loại panel TN, VA và IPS. Các sản phẩm màn hình giá rẻ thường sử dụng panel TN. Màn hình TN có khuyết điểm góc nhìn hẹp, hiển thị màu sắc kém. Trong khi đó, IPS là panel cao cấp nhất với giá thành cũng cao rất cao, thường được sử dụng cho công việc thiết kế đồ họa đòi hỏi độ khắt khe, chính xác về màu sắc.
Nếu bạn chỉ quan tâm đến kích cỡ màn hình để phục vụ những công việc không đòi hỏi quá cao về chất lượng màu sắc, màn hình panel TN và VA sẽ là lựa chọn hợp lý với giá thành phải chăng. Ngược lại, nếu là một người khó tính với công việc thường xuyên phải thiết kế in ấn, LCD panel IPS là lựa chọn không thể thay thế.
Một lưu ý đối với các game thủ muốn thưởng thức trò chơi 3D không nên mua màn hình công nghệ IPS vì chúng thường được giới hạn độ làm tươi ở mức 60Hz. Trong khi đó, một game 3D cần độ làm tươi (refresh rate) ở mức 120Hz (mỗi khung hình được xử lý hai lần, cho mỗi bên mắt). Lúc này, màn hình TN sẽ là lựa chọn thích hợp.
Cổng kết nối màn hình
VGA: viết tắt cho Video Graphics Array (VGA), đây là một trong những chuẩn xuất hình ảnh cũ nhất mà bạn vẫn còn có thể tìm thấy trên các thiết bị này nay. Cổng VGA chủ yếu được sử dụng để nối giữa màn hình với laptop hoặc desktop
Cổng DVI – Digital Visual Interface. Cổng này có thể truyền tín hiệu hình ảnh số không nén. DVI có tới 3 chế độ hoạt động lận:
- DVI-I (Integrated) kết hợp cả tín hiệu số và tương tự trong cùng 1 cổng kết nối
- DVI-D (Digital) chỉ hỗ trợ tín hiệu số
- DVI-A (Analog) chỉ hỗ trợ tín hiệu tương tự
HDMI – High Definition Media Input đây là một cổng kết nối cực kì phổ biến. HDMI có thể truyền tín hiệu video không nén và audio (không nén hoặc nén 8 kênh), và đương nhiên là chuyển sang dùng tín hiệu số nhằm đảm bảo chất lượng hình ảnh cao nhất có thể.
Các yếu tố khác
Tỷ lệ khung hình: Màn hình wide hầu hết thiết kế tỉ lệ khung hình 16:10, nhưng khuynh hướng đang trở về 16:9 (HDTV). Màn hình wide thuận tiện cho việc xử lý bảng tính, chạy ứng dụng có nhiều thanh công cụ, bảng chọn (pallete), xem DVD và đọc hai trang văn bản cùng lúc (side by side).
Góc nhìn: Là thông số kỹ thuật đề cập đến khoảng cách mà người xem có thể lệch so với vị trí ngồi thẳng góc trước LCD mà vẫn nhìn thấy rõ hình ảnh. Hiện chưa có chuẩn mực cho việc đo lường, vì vậy bạn không nên so sánh thông số này (đo bằng độ, tối đa 180 độ) giữa các hãng sản xuất. Hầu hết LCD có góc nhìn tối thiểu là 160 độ. Màn hình càng lớn, tầm quan trọng của góc nhìn cũng lớn theo vì góc nhìn từ mắt đến điểm xa nhất tăng lên tương ứng.
Độ tương phản: Thuật ngữ này nói đến mức độ phân biệt sáng và tối mà LCD có thể hỗ trợ. Bạn hãy tìm kiếm cho mình một LCD có độ tương phản tối thiểu là 400:1. Nếu thấp hơn, màu sắc sẽ không thể hiện tốt khi điều chỉnh độ sáng cao hơn, hoặc thấp hơn (tương ứng sẽ mất màu tối hoặc màu sáng). Tuy nhiên, thông số này cũng không nên so sánh vì chưa có tiêu chuẩn công nghiệp cho việc đo và có sự khác biệt giữa các nhà sản xuất.
Điều chỉnh vật lý: Gần như tất cả các màn hình đều hỗ trợ điều chỉnh độ nghiêng; có loại còn cho phép điều chỉnh độ cao. Việc xoay ngang màn hình giúp bạn có thể chia sẻ hình ảnh trên màn hình với người khác dễ dàng hơn.