Công nghệ màn hình OLED không chỉ gây ấn tượng với khả năng hiển thị vượt trội so với những công nghệ màn hình LCD hay LED mà còn được cộng thêm điểm màn hình siêu mỏng loạt thiết kế hiện đại được đánh giá cao giới công nghệ.
Cùng xem đánh giá công nghệ màn hình OLED được đánh giá cao giới công nghệ cùng https://manhinhmaytinhcu.com/ nha!
Xem thêm:
Chú ý: Đừng nhầm lẫn giữa công nghệ màn hình QLED và OLED
Công nghệ màn hình OLED là gì ?
OLED viết tắt của Organic Light-Emiting Diode tức là các diode hữu cơ phát quang. Màn hình OLED là màn hình sử dụng tấm nền có các diode hữu cơ phát quang này, bản thân mỗi điểm ảnh sẽ tự phát sáng và bật tắt một cách độc lập khi có dòng điện chạy qua mà không cần đèn.
Đánh giá chi tiết công nghệ màn hình OLED hiện nay
Độ sâu của màu đen
Khả năng hiển thị độ sâu, độ đen là một trong những yếu tố quan trọng để đạt được chất lượng hình ảnh hoàn hảo. Màu đen sâu cho phép những màu khác được nổi lên một cách rực rỡ hơn, những khoảng tối được hiển thị tốt hơn. Bạn hãy hình dung mình đang xem một bộ phim, cảnh đã chuyển sang tối nhưng màn hình vẫn sáng giống như một buổi chiều sương mù, khá khó chịu. Với công nghệ diode phát quang, tự bản thân nó phát sáng và tắt độc lập, nên khi màn hình chuyển cảnh sang tối, đèn diode sẽ tắt, từ đó màn hình cho ra một màu đen hoàn hảo.
Độ sáng
Về độ sáng của OLED cũng không hề tệ, cộng với màu đen sâu thì OLED có dải tương phản lớn. Bên cạnh đó, OLED không thể duy trì độ sáng quá lâu, do có thể làm giảm tuổi thọ của diode phát quang.
Không gian màu
Với việc sử dụng các diode phát quang siêu nhỏ, rõ ràng thì OLED có một không gian màu rộng hơn rất nhiều, nhưng màn hình LED hiện nay cũng đã được trang bị các chấm lượng tử nên không gian màu cũng đã được cải thiện đáng kể. Tỷ lệ tương phản tốt hơn của OLED sẽ giúp nó có một chút lợi thế về HDR khi xem trong phòng tối.
Thời gian phản hồi và độ trễ
Thời gian phản hồi là thời gian mà mỗi diode chuyển từ trạng thái “bật” sang “tắt”. Thời gian phản hồi càng nhanh thì hiện tượng chuyển động mờ (motion blur) càng ít.
Màn hình OLED với các diode nhỏ hơn và hoạt động như các điểm ảnh độc lập nên chắc chắn sẽ vượt trội hơn so với LED/LCD về thời gian phản hồi. Ngược lại, các diode trên TV LED không những chậm hơn mà còn được đặt ở sau tấm nền LCD và chiếu sáng các cụm điểm ảnh thay vì từng điểm ảnh như OLED, dẫn đến việc thay đổi giữa “bật” và “tắt” cũng chậm hơn. Trên thực tế, OLED cũng là công nghệ TV mang lại thời gian phản hồi nhanh nhất trên thị trường.
Về độ trễ, LG đã cải thiện các sản phẩm của mình một cách khá đáng kể trong tiêu chí này, nhưng việc so sánh là rất khó vì độ trễ của các TV LED/LCD có sự khác biệt rất lớn giữa các mẫu với nhau.
Góc nhìn
Góc nhìn của LED sẽ đẹp khi bạn nhìn trực diện với màn hình, tuy nhiên khi bạn di chuyển sang qua hai bên, thì chất lượng hình ảnh sẽ bị giảm đi đáng kể. Còn với màn hình OLED, thì dù bạn có nhìn từ hướng nào đi nữa, chất lượng vẫn giữ nguyên. Bên cạnh đó màn hình OLED còn có khả năng chống chói, giúp bạn nhìn ngược sáng tốt hơn. Do đó, OLED vẫn chiến thắng ở tiêu chí này.
Kích thước màn hình
OLED đã đi được chặng đường rất dài trong tiêu chí này. Trong những ngày đầu, khi công nghệ còn “non trẻ” và chi phí sản xuất còn quá đắt, TV OLED thường bị các đối thủ LED/LCD vượt mặt về kích thước màn hình. Tuy trong thời gian gần đây, số TV OLED có màn hình lớn đã xuất hiện nhiều hơn, chúng vẫn phải chịu đứng sau những TV LED với kích thước có thể lên tới 100-inch và hơn thế nữa.
Mức tiêu thụ năng lượng
Tấm nền OLED rất mỏng và không cần đèn nền. Vì vậy, TV OLED thường nhẹ hơn và mỏng hơn đáng kể so với TV LED/LCD. Chúng cũng đòi hỏi ít năng lượng hơn khá nhiều, giúp [phần nào] tiết kiệm chi phí.
Về chất lượng hình ảnh, OLED vẫn tỏ ra vượt trội hơn so với LED/LCD dù công nghệ này đã cải thiện đáng kể nhờ công nghệ chấm lượng tử. OLED cũng nhẹ hơn, mỏng hơn, sử dụng ít năng lượng hơn, cho góc nhìn tốt và tuy vẫn còn cao nhưng giá tiền đã giảm đáng kể. Quyết định giữa OLED và LED/LCD nếu cách đây 5 năm khó bao nhiêu thì giờ đã dễ bấy nhiêu: OLED chính là công nghệ vượt trội hơn hẳn.