Với sự phát triển của công nghệ thì gần như mọi kết nối đều có thể được thực hiện không dây: truyền tải dữ liệu, streamer video, sử dụng các thiết bị ngoại vi – tất cả đều có thể được thực hiện mà không cần kết nối trực tiếp.
Trong bài viết dưới đây sẽ chia sẻ với các bạn về nguồn gốc cũng như tính năng của các kết nối thông dụng mà chúng ta đang thấy trên máy tính. Các kết nối đó bao gồm: VGA, DVI, HDMI và DisplayPort.
Đọc thêm
Hướng dẫn chi tiết cách cài đặt màn hình máy tính hiển thị sắc nét cho người mới dùng
Cảnh báo: Điều bạn cần biết công nghệ panel màn hình lcd
Cổng kết nối VGA (D-Sub)
Được giới thiệu vào năm 1987 bởi IBM, VGA (hay còn gọi là D-Sub) là một trong những kết nối analog vẫn còn được sử dụng cho đến ngày nay.
Trái với lầm tưởng của nhiều người, băng thông của VGA cho phép hỗ trợ độ phân giải 1080p (1920×1080) và thậm chí là cao hơn. Tuy nhiên do bản chất là kết nối analog, tín hiệu sẽ bị suy giảm trong quá trình truyền tải tuỳ theo chất lượng và chiều dài của dây cáp.
Ngày nay VGA vẫn còn rất được ưa chuộng trên các dòng máy chiếu, màn hình văn phòng và cũng là gương mặt quen thuộc trên các card màn hình tầm trung trở xuống. Nvidia cũng chỉ mới loại bỏ hoàn toàn VGA khỏi các sản phẩm của mình từ GTX 1080.
Cổng kết nối DVI
Ra mắt vào năm 1999 bởi Digital Display Working Group(DDWG), DVI (Digital Visual Interface) là kết nối sử dụng tín hiệu kỹ thuật số (digital) thay vì tương đồng (analog) để truyền tải hình ảnh. Tuy nhiên để tối ưu độ tương thích, chuẩn DVI-I cho phép truyền cùng lúc cả tín hiệu digital lẫn analog (cần đầu chuyển VGA để sử dụng tín hiệu analog). Trong khi đó thì DVI-D là kết nối chỉ sử dụng duy nhất tín hiệu digital.
Không giống như nhiều người lầm tưởng, về cơ bản chất lượng hình ảnh giữa tín hiệu digital và analog trong điều kiện lý tưởng là giống nhau. Trên thực tế, tín hiệu analog bị ảnh hưởng bởi chất lượng cũng như chiều dài của dây nối vì vậy hình ảnh cuối cùng không được tối ưu. Còn tín hiệu digital thì gần như không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố này, nên hình ảnh nếu đã hiển thị thì luôn ở chất lượng tốt nhất.
DVI vẫn rất phổ biến, mặc cho HDMI và DisplayPort ngày càng chiếm lĩnh thị trường. Độ phân giải tối đa mà DVI hiện nay hỗ trợ là WQUXGA (3840×2400)@33Hz. Thua kém hoàn toàn so với DisplayPort, tuy nhiên DVI có lợi thế hơn HDMI ở chỗ có thể đạt 1080p@144Hz.
Cổng kết nối HDMI
Được giới thiệu bởi HDMI Founder năm 2002, HDMI hiện nay đã trở thành chuẩn truyền tải hình ảnh/âm thanh phổ biến nhất trên các thiết bị giải trí.
Ưu điểm của HDMI so với VGA và DVI là không những có truyền tải hình ảnh, nó còn hỗ trợ cả âm thanh và một số tính năng bổ sung khác như ARC (truyền ngược âm thanh về thiết bị phát) hay CEC (điều khiển các thiết bị tương thích). Phiên bản HDMI 2.0 có băng thông 18 Gbit/s, hỗ trợ độ phân giải 4K@60Hz. Phiên bản HDMI 2.0a tích hợp thêm khả năng hỗ trợ HDR.
HDMI là kết nối gần như không thể thiếu trên các thiết bị trình chiếu (TV, màn hình máy tính, máy chiếu,…) và thiết bị phát (máy tính, card màn hình,…) được sản xuất trong vài năm trở lại đây. Bạn có thể tìm hiểu thêm về ưu nhược điểm của HDMI so với DisplayPort trong bài viết: Vì sao TV thường chỉ tích hợp HDMI mà không có DisplayPort?
Cổng kết nối DisplayPort
Phát triển bởi VESAVESA (Video Electronics Standards Association), DisplayPort có khá nhiều điểm tương đồng với HDMI. Mặc dù thông số kỹ thuật có phần vượt trội, DisplayPort chủ yếu được sử dụng trên các thiết bị máy tính chứ không có được sự phổ biến như của HDMI.
Tương tự HDMI, DisplayPort cho phép truyền tải cả hình ảnh lẫn âm thanh nhưng không có các tính năng bổ trợ như ARC hay CEC. Thay vào đó, DisplayPort có băng thông lớn và không bị giới hạn ở 60 Hz. Chuẩn DisplayPort phổ biến nhất hiện nay là 1.3 (mới nhất là 1.4 nhưng chưa có thiết bị hỗ trợ) dù giới thiệu từ 2014 nhưng đã có khả năng hỗ trợ độ phân giải 4K@120Hz hoặc 8K@30hz
Nhờ băng thông lớn và khả năng đạt tầng số quét cao, DisplayPort là sự lựa chọn hàng đầu của các dòng màn hình chơi game cũng như card đồ hoạ. Các công nghệ đồng bộ tần số quét màn hình như G-Sync (Nvidia) và FreeSync (AMD) cũng được ưu tiên phát triển cho DisplayPort trước HDMI. Bạn có thể tìm hiểu thêm về sự khác biệt giữa DisplayPort và HDMI trong bài: Vì sao màn hình máy tính thường chỉ tối ưu khi dùng DisplayPort thay vì HDMI?
Nguồn: Internet
Link update mẫu màn hình máy tính cũ giá tốt, chất lượng cao tại: https://goo.gl/8ZGGPc