Trong quá trình chọn mua màn hình máy tính, bạn cần chú ý đến các thông số nào của màn hình để chọn mua được sản phẩm màn hình máy tính phù hợp và ưng ý nhất. Cùng manhinhmaytinhcu.com điểm qua những chia sẻ của tiến sỹ Raymond Soneira hiện đang làm việc tại công ty nghiên cứu màn hình DisplayMate Technologies về việc chọn mua màn hình máy tính thông qua bài viết dưới đây nhé!
Xem thêm:
Cách test màn hình máy tính cũ
Cách phân biệt màn hình máy tính chính hãng và màn hình nhập lậu
Danh mục nội dung
6 lưu ý khi chọn mua màn hình máy tính
1. Kích thước màn hình
Nhiều người dùng khi chọn mua màn hình máy tính mới chỉ quan tâm tới độ dài đường chéo của màn hình. Nhưng để chọn cho mình một màn hình ưng ý, bạn cần quan tâm nhất về diện tích màn hình (chiều rộng x chiều cao) và thường khác xa so với kích thước đường chéo. Màn hình máy tính không nên có kích thước quá lớn hoặc quá nhỏ. Màn hình 24 hoặc 27 inch được coi là màn hình lý tưởng cho đa phần người tiêu dùng hiện tại.
Diện tích màn hình được tính bằng công thức: Bình phương kích thước đường chéo để so sánh với kích thước màn hình. Ví dụ, một màn hình máy tính 24 inch đương nhiên sẽ có diện tích nhỏ hơn của màn hình 27 inch. Nhưng diện tích màn hình cũng còn phụ thuộc vào hình dáng của màn hình ( hay thông số về tỷ lệ màn hình). Tỷ lệ màn hình càng nhỏ thì diện tích màn hình càng lớn với cùng một kích thước đường chéo. Ví dụ, màn hình máy tính 17 inch có tỷ lệ 4:3 sẽ lớn hơn 12% so với màn hình 17 inch có tỷ lệ 16:9. Bạn có thể dễ dàng tính được diện tích màn hình thực bằng cách nhân chiều rộng với chiều cao của màn hình máy tính trong bảng thông số kỹ thuật mà nhà sản xuất liệt kê.
2. Mật độ điểm ảnh trên mỗi inch (PPI)
Mật độ điểm ảnh trên mỗi inch càng cao thì hình ảnh hiện thị trên màn hình máy tính càng đẹp. Đây được coi là một trong những kết luận gây tranh cãi nhiều nhất trong các thông số kỹ thuật về màn hình máy tính hiện nay.
Tuy nhiên, thông số này không có nhiều ý nghĩa vì độ sắc nét mà mắt người tiếp nhận được phụ thuộc vào khoảng cách từ mắt tới màn hình (tầm nhìn) cũng như là thị lực của mỗi người. Thông số PPI không thể sử dụng riêng lẻ mà phải đi kèm với tầm nhìn để có thể rút ra kết luận về độ sắc nét của hình ảnh.Vì vậy khi chọn mua màn hính máy tính cũ bạn nên tìm hiểu thông số này, nhìn thử xem với khoảng cách hay nhìn màn hình của mình có phù hợp hay không, để tránh nhức mắt khi sử dụng.
3. Gam màu
Gam màu là dải màu sắc mà một màn hình có thể thể hiện, gam màu càng lớn thì càng tốt. Đây là một quan niệm sai lầm mà nhiều người mua màn hình máy tính thường xuyên gặp phải. Sự thật có phải như vậy? Những trên thực tế, nếu bạn muốn xem một hình ảnh hiện thị, video, clip..với những hình ảnh sắc nét nhất. thì màn hình của bạn phải tương thích với gam màu chuẩn.
Một màn hình máy tính có gam màu lớn hơn tiêu chuẩn sẽ không thể hiển thị các màu sắc giống như nội dung nguyên thủy, thường là phóng đại và làm biến dạng màu. Thiết bị có gam màu nhỏ hơn tiêu chuẩn cho hình ảnh dịu hơn, nhưng với gam màu lớn sẽ cho hình ảnh quá bão hòa và thậm chí là lòe loẹt. Đó chính là lý do tại sao gam màu nhỏ thường cho cảm giác màu tốt hơn với gam màu lớn. Phần lớn các màn hình tinh thể lỏng (LCD) có gam màu nhỏ hơn so với tiêu chuẩn, trong khi phần lớn các màn hình phát sáng hữu cơ (OLED) có gam màu lớn hơn tiêu chuẩn. Đây cũng là lý do nhiều khách hàng lựa chọn những sản phẩm màn hình máy tính LCD.
4. Độ tương phản của màn hình máy tính
Độ tương phản (contrast) màn hình bạn hiểu là gì? Hiểu một cách đơn giản nhất thì độ tương phản chính là độ khác biệt của hai màu đen và trắng. Một bước giữa hai mức đen trắng cạnh nhau gọi là step, nếu có càng nhiều step giữa mức sáng nhất (max level) và tối nhất (min level), màn hình càng hiển thị sắc nét. Dựa vào đó, độ tương phản được đo bằng một thông số tỉ lệ gọi là ‘số step’:1. Như: 600:1, 800:1, 1000:1
Thử nghiệm về độ tương phản màn hình LCD.
Ta cần phân biệt độ tương phản tĩnh (static contrast) với tương phản động (dynamic contrast). Độ tương phản tĩnh chỉ ra tỉ lệ giữa điểm sáng nhất với điểm tối nhất của màn hình tại cùng một thời điểm. Còn độ tương phản động lại là chỉ số đo được giữa điểm tối nhất với điểm sáng nhất màn hình có thể đạt được. Nói đơn giản hơn cách đo độ tương phản động là: Cho màn hình hiện thị một màu tối nhất, sau đó cho hiển thị màu sáng nhất sau đó đo sự chênh lệch giữa 2 lần hiển thị.
Ngày nay độ tương phản tĩnh màn hình máy tính thường khoảng 1500:1 tới 2000:1, còn độ tương phản động đạt tới hàng triệu, thậm chí vô hạn. Sự hiểu nhầm giữa độ tương phản động và tĩnh của người tiêu dùng thường được một số nhà sản xuất lợi dụng như một chiêu bài PR sản phẩm hơn là giá trị thực sự mang lại cho người dùng. Nên không phải cứ độ tương phản được ghi trên nhãn sản phẩm càng cao là màn hình càng tốt.
5. Thời gian đáp ứng (response time) thật nhanh mới tốt
Thời gian đáp ứng được tính bằng ms (mili giây) là thời gian thay đổi trang thái của một điểm ảnh từ tối sang sáng rồi quay về tối (rise and fall) hay có thể từ mức xám này sang xám khác (gray to gray). Thời gian đáp ứng càng nhỏ, khi chơi game, xem phim càng ít có hiện tượng bóng mờ khi hình ảnh chuyển động.
Thời gian đáp ứng của màn hình kiểm tra qua máy ảnh hay mắt bình thường khó mà cảm nhận được bóng mờ
Nhà sản xuất có xu hướng chạy đua với nhau về thời gian đáp ứng. Khoảng thời gian 5 năm trở lại đây, thời gian đáp ứng giảm từ 25ms xuống chỉ còn 5ms, 2ms, thậm chí 1ms. Vậy có cần thiết đầu tư những màn hình có response time nhỏ như vậy không?
Thực nhiệm chỉ ra thời gian đáp ứng từ 8ms trở xuống, ở tần số 60Hz rất khó phát hiện thấy hiện tượng (bóng mờ) bằng mắt thường. Bởi vậy đầu tư thêm một khoản để mua màn hình có thời gian đáp ứng siêu nhanh là lãng phí không cần thiết khi bạn còn không nhận ra được sự khác biệt.
6. Không để ý tới panel
Có một câu hỏi đặt ra rằng cùng một kích thước màn hình, một chiếc màn hình LG có thông số kĩ thuật cao ngất ngưởng lại có giá rẻ hơn rất nhiều so với một chiếc màn hình LCD của Dell? Khác biết này là do: 2 màn hình của 2 hãng sử dụng loại panel khác nhau, vì vậy chất lượng hình ảnh và góc nhìn của chúng khác nhau hoàn toàn.
Panel hay tấm phim có cấu tạo là: một tấm phẳng chứa các tinh thể lỏng, có nhiệm vụ thể hiện ra hình ảnh trên màn hình LCD. Chất lượng hình ảnh của màn hình quyết định chủ yếu bởi tấm panel. Nên với màn hình LCD 17 inch chất lượng panel cực kì quan trọng.
Hiện nay phổ biến có ba loại panel TN, VA và IPS. Phân khúc màn hình giá rẻ thường dùng panel TN. Phân khúc cao cấp thường dùng IPS với giá thành cũng cao rất cao, sử dụng cho hiết kế đồ họa yêu cầu khắt khe, chính xác về màu sắc.
Nếu bạn sử dụng cho công việc không đòi hỏi quá cao về chất lượng màu sắc, màn hình dùng panel TN/VA là lựa chọn phù hợp với giá thành phải chăng.